Công ty Phân Bón Quốc Tế - Phân bón NPK

Công ty Phân Bón Quốc Tế chuyên các dòng phân bón NPK, Phân bón hữu cơ, Phân bón rong biển và phân bón chuyên dùng. Phân Bón Quốc Tế cung cấp cho thị trường và bà con nông dân những chuẩn loại phân bón phong phú, đáp ứng hầu hết nhu cầu của cây trồng cũng như tiêu thụ.

  • Truyền Thông

Thanh long rớt giá, thương lái cũng “bỏ của chạy lấy người”

Giá thanh long đột nhiên rớt mạnh, quá thấp so với dự kiến, nhiều thương lái đã đặt cọc mua mão các vườn thanh long ở Bình Thuận cũng đành bỏ cọc, không quay lại nhà vườn thu hàng vì nếu mua với giá thỏa thuận cách đây 1 tháng thì càng lỗ nặng hơn. 

Cả tuần nay, giá thanh long giảm mạnh khiến các nhà vườn ở Bình Thuận – thủ phủ thanh long của cả nước, rơi vào tình cảnh lao đao.

 

Nhiều vườn thanh long chín rộ mà không có người mua

Nhiều vườn thanh long chín rộ mà không có người mua

 

Một nhà vườn ở huyện Hàm Thuận Nam (Bình Thuận) cho biết, giá thanh long mấy ngày qua có lúc rớt xuống đến 500 đồng – 1.000 đồng/kg mà chẳng ai mua, nhà vườn phải đem ra tận quốc lộ để bán lẻ từng kg.

Tuy nhiên, việc nhà vườn bán lẻ cũng không giải quyết được bao nhiêu bởi thanh long đang vào mùa thu hoạch nên sản lượng rất lớn. Nhiều nhà đã lỡ thu hoạch mà không bán hết phải đổ bỏ hoặc cho gia súc ăn. Cũng có nhiều nhà không buồn thu hoạch mà để trái chín đầy vườn vì có hái cũng không bán được, mà bán được thì giá bán cũng không đáng so với chi phí nhân công thu hoạch.

 


Tại Hàm Thuận Nam, nhiều nhà vườn đã chuẩn bị sẵn mọi thứ để thu hoạch thanh long nhưng đành để đó vì thương lái không ghé lấy hàng

Tại Hàm Thuận Nam, nhiềunhà vườn đã chuẩn bị sẵn mọi thứ để thu hoạch thanh long

nhưng đành để đó vì thương lái không ghé lấy hàng

 

Theo các thương lái người Việt đang kinh doanh thanh long tại địa bàn này cho biết, ngay cả thương lái Trung Quốc cũng đang lao đao vì đợt hàng này các đây nửa tháng đang bị “dội”. Bởi theo thông lệ vào dịp đón tết Trung thu, người Trung Quốc ưa chuộng mua thanh long để cúng rằm nên nhu cầu dịp này rất cao. Các thương lái người Việt và cả người Trung Quốc hoạt động ở Bình Thuận đã canh đợt này để gom rất nhiều hàng xuất khẩu nhưng thực tế tiêu thụ rất chậm nên các đợt hàng sau họ phải giảm bớt lượng mua dẫn đến tình trạng “dội hàng” như hiện nay.

 

Những vườn hiếm hoi tìm được thương lái mua cũng với giá rất rẻ, tầm 2.000 đồng/kg

Những vườn hiếm hoi tìm được thương lái mua cũng với giá rất rẻ, tầm 2.000 đồng/kg

 

Cùng thời điểm này năm ngoái, giá thanh long đạt kỷ lục 30.000 đồng/kg vì cầu vượt cung bởi đúng dịp Trung thu, nhu cầu thanh long của Trung Quốc tăng cao trong khi lứa cuối vụ vừa thu, lứa đầu vụ chong đèn mới đến. Nhưng năm nay thời tiết thuận lợi, cả lứa cuối vụ và vụ chong đèn đều đang cho năng suất rất cao khiến nguồn cung tăng mạnh trong tình trạng không có đầu ra càng khiến hiện trạng thêm khó khăn, nhà vườn càng khó bán.

Một thương lái cho biết: “Giờ nhiều người đã trót đặt cọc, chốt giá mua hàng từ đầu mùa cũng phải bỏ cọc, không dám về nhà vườn để thu mua. Vì bỏ cọc thì lỗ ít, chớ mua hàng bây giờ bán cũng không được, lỗ càng nặng hơn”.

 


Thời tiết thuận lợi, thanh long được mùa thì đúng dịp dội hàng, người nông dân điêu đứng

Thời tiết thuận lợi, thanh long được mùa thì đúng dịp "dội hàng", người nông dân điêu đứng

 

Theo Sở Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn tỉnh Bình Thuận, do thời tiết vụ mùa thuận lợi nên nông dân đồng loạt không lặt bông dẫn đến sản lượng lớn. Trong khi đó, đầu ra thanh long phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc, chiếm đến 70 - 80%. Do đó, khi thị trường này hạn chế mua thì rất khó tiêu thụ hết sản lượng này.

Hiện trên địa bàn Bình Thuận cũng đã xuất hiện nhiều nhóm tình nguyện “giải cứu thanh long”, mua giúp các nhà vườn với giá cao nên giá thanh long hiện duy trì được mức 2.000 – 3.000 đồng/kg. Tuy nhiên, hoạt động này cũng chỉ ở quy mô nhỏ lẻ, khó giải quyết được tình hình khi Bình Thuận có hơn 28.000 ha thanh long, mỗi ha cho năng suất tầm 5 tấn/vụ thì lượng thanh long phải xử lý lên đến hàng trăm ngàn tấn.

 

Trúc Hà – Tùng Nguyên báo dân trí

Bài viết khác

copyright by International Fertilizer Corporration