1. THỜI KỲ KIẾN THIẾT CƠ BẢN Bón lót và trồng mới: Làm đất: Thường tiến hành trong mua khô, sau khi đảo đất, thu gom cỏ dại, rễ cây ra khỏi rẫy hoặc đem đốt nhằm hạn chế sâu, bệnh tồn lưu trên rẫy. Bà con tiến hành đào hố, đào hố phải tiến hành tối thiểu trước 1 tháng sau khi trồng mới. Bón lót: Vôi bột: tăng độ Ph đất, diệt một số loại nấm bệnh Phân bón: Chủ yếu là phân hữu cơ, phân chuồng ủ hoai mục hoặc phân lân:Tạo cho đất tơi xốp, tăng Ph đất, thúc đẩy quá trình phát triển bộ rễ Nutri max: là phân hữu cơ xử lý trên nền phân Gà, Cút, chủ yếu chất mùn và một số chất dinh dưỡng khác như: N, P2O5, K20 và một số chất trung vi lượng. Đặc biệt có chủng nấm Trichodema đối kháng với một số nấn bệnh gây hại
Trong thời kỳ kinh doanh, nhất là thời kỳ ra trái non: - Xén tỉa cành vô hiệu,cành sâu bệnh bên trong tán. - Điều chỉnh lượng nước, độ ẩm phù hợp trong vườn. - Khi ra trái non hạn chế bón phân vô cơ và hưu cơ, khi bón phân cây ăn trái ra chồi non, lá non, dẫn đến hiện tượng cạnh tranh dinh dưỡng giữa chồi, lá non với trái non, sẽ làm rụng trái non.
Đối với Cây Lúa: Đất lúa cần phải được cày, bừa kỹ và nên tranh thủ làm sớm sau khi thu hoạch. Tùy thuộc địa hình và chân đất mà nên làm ruộng theo kiểu (làm dầm hay làm ải). Ruộng làm dầm phải giữ được nước, ruộng làm ải cần được phơi kỹ, giữa đợt nên cày đảo ải và tiến hành đổ ải trước cấy 5-7 ngày. Làm ải giúp tăng cường quá trình giải phóng dinh dưỡng trong đất, đồng thời hạn chế các độc tố gây hại cây trồng và giúp tiêu diệt tàn dư dịch hại trong đất. Đối với cây Bắp: Ngô thuộc loại cây trồng có khả năng sinh trưởng và phát triển mạnh, sinh khôi cao. Do vậy, để tránh hiện tượng đổ ngã gây thiệt hại năng suất về sau, đất cần được cày, bừa kỹ (nên cày sâu 20-25 cm) và phay nhỏ để tạo điều kiện cho bộ rễ phát triển mạnh, tăng khả năng chống đổ, ngã cho cây.
Đối với Cây Cao Su: Khi cây Cao Su ra lá non chuẩn bị ổn định số lá trên cây, thì tiến hành bón phân để bước vào khai thác mủ. Để lượng mủ ổn định và độ mủ cao, bà con nông dân ngoài bón phân NPK cân đối và mỗi năm khai thác thì cần bón thêm 1- 2 đợt phân siêu vi lượng cho cây cao su. Đối với Cây Điều: Cũng như các loại cây trồng khác, khi lập vườn điều cần chú ý khâu khai hoang làm đất. Các bước tiến hành như sau: Làm sạch thực bì cỏ dại. Tiến hành cày, ủi đất, sau đó cày tơi lại bằng cày chảo. Việc làm đất kỹ lưỡng chi phí có hơi cao nhưng lại có hiệu quả cao vì giảm được công chăm sóc, quản lý vườn cây sau khi trồng đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc trồng xen cây ngắn ngày trong vườn điều và cho cây điều sinh trưởng tốt, sớm được thu hoạch
Phân bón là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc cho trái cách năm của cây ăn trái. Sau năm đạt năng suất cao (năm trúng), thiếu phân bón và tưới nước trong mùa khô, cây ăn trái sẽ ra hoa ít và rụng nhiều (năm thất mùa). Lượng phân bón tuỳ theo tuổi cây, đất đai và tình trạng sinh trưởng của cây. Cắt tỉa phải được thực hiện thường xuyên hàng năm, sau mỗi kỳ thu hoạch trái để cây ra đọt non mới. Cành nhỏ ốm yếu, cành vượt trong tán, cành bệnh và những cành đã rụng hết trái phải tỉa bỏ. Cắt tỉa sẽ tạo ra nhánh ngắn lý tưởng, cho cây có nhánh thấp dễ điều khiển, và nhất là tán cây thông thoáng ít sâu bệnh. Dùng kéo tỉa cành nhỏ, dùng cưa cắt cành lớn.
Khi cây Hồ Tiêu bước vào thời kỳ kinh doanh (thời kỳ cho trái), trong giai đoạn này cây Hồ Tiêu hoàn toàn phủ trụ, nên hạn chế phát triển chiều cao. Do vậy dinh dưỡng chủ yếu tập chung nuôi trái, phát triển.
Đối với Cây Mía: Mía là cây không kén đất nên có thể trồng được trên nhiều loại đất khác nhau như: đất phù sa, đất xám, đất đỏ, đất cát và cả đất phèn. Đất ở khu vực miền Trung và Tây Nguyên thường cho mía có chữ đường cao hơn so với vùng ĐBSCL. Cày đất là khâu quan trọng giúp bộ rễ mía ăn sâu, chịu hạn, chống đổ và tăng khả năng cung cấp dinh dưỡng cho cây. Cày lần đầu cần sâu khoảng 40-50cm. Đối vời Cây Chè: Từ năm thứ 2 trở đi cây Chè (Trà) vào thời kỳ thu hoạch, ngoài việc bón phân NPK hợp lý và cân đối để có năng suất cao cần áp dụng thêm một số biện pháp kỹ thuật sau: Tưới nước: cần cung cấp đủ nước cho cây nhất là trong mùa khô, khi trái đang lớn và lúc quả sắp chín Đốn tạo hình: Lần 1: Khi chè 2 tuổi, đốn thân chính cách mặt đất 12 - 15 cm, đốn cành cách mặt đất 30 - 35 cm. Lần 2: Khi chè 3 tuổi đốn cành chính cách mặt đất 30 –35 cm, đốn cành tán cách mặt đất 40 –45 cm. Đốn phớt: Hai năm đầu mỗi năm đốn trên vết đốn cũ 5 cm. Sau đó mỗi năm đốn cao thêm 3 cm, khi vết đốn dưới cùng cao 70cm so với mặt đất thì hàng năm chỉ đốn cao thêm 1cm so với vết đốn cũ. Tuyệt đối không cắt tỉa cành la, đảm bảo độ che phủ, khép tán trên nương. Đối với nương chè sinh trưởng yếu, tán lá thưa mỏng, có thể áp dụng chu kỳ đốn cách năm: Một năm đốn phớt như trên, một năm đốn sửa bằng tán chỉ cắt phần cành xanh. Đốn lửng: Những đồi chè đã được đốn phớt nhiều năm, vết đốn cao quá 90cm so với mặt đất, nhiều cành tăm hương, u bướu, búp nhỏ, năng suất giảm thì đốn lửng cách mặt đất 60 -65cm; hoặc chè năng suất khá nhưng cây cao quá cũng đốn lửng cách mặt đất 70 – 75 cm. Đốn đau: Những đồi chè được đốn lửng nhiều năm, cành nhiều mấu, cây sinh trưởng kém năng suất giảm rõ rệt thì đốn đau cách mặt đất 40 – 45cm. Đốn trẻ lại: Những đồi chè già, cằn cỗi đã được đốn đau nhiều lần, năng suất giảm nghiêm trọng thì đốn trẻ lại cách mặt đất 10 – 25 cm. Thời vụ đốn: Từ giữa tháng 12 đến hết tháng 1. Để có năng suất và chất lượng cao, mỗi lần bón cần kết hợp siêu vi lượng của công ty cổ phần phân bón Quốc Tế , nhu cầu trung vi lượng đối với cây Chè rất cao như MgO, tăng chất diệp lục cho lá Chè.
Cây Thanh long có khả năng chịu hạn nhưng không chịu úng. Để cây phát triển tốt cho nhiều trái và trái to cần cung cấp đủ nước nhất là trong thời kỳ phân hoá mầm hoa ra hoa và kết trái. Nhu cầu về lượng mưa cho cây là 800 - 2.000 mm/năm nếu thấp hơn hoặc vượt quá sẽ dẫn tới hiện tượng rụng hoa và thối trái. Có nguồn nước tưới chủ động trong mùa khô vườn trồng không sử dụng các nguồn nước thải.